Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi trẻ em. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.
PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN
1. Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ, hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
2. Ngã do đùa nghịch: chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô hoặc rơi từ trên cao xuống
3. Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, đánh người của nhóm người, cộng đồng gây tai nạn thương tích có thể tổn thương hoặc nặng là tử vong.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CỤ THỂ
Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
1. Phòng ngã:
- Không chạy nhảy, đùa nghịch, không xô đẩy nhau , không học và chơi gần những nơi không an toàn , không trượt các lan can cầu thang.
- Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
- Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
- Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
- Không trèo lên bàn ghế, cửa sổ, lan can, bờ bao…
- Không trèo cây hái quả, bắt chim.
- Ban công, cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can chắc chắn.
- Các cây cao ở sân trường hoặc cạnh nơi ở cần chặt tỉa cành trước mùa mưa bão.
- Nhắc nhở trẻ không leo trèo, đùa nghịch gần cầu thang.
- Cẩn thận khi di chuyển nền lát gạch không có chống trơn trượt
2.Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
- Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau.
- Không cho các em chơi các vật sắc nhọn và đồ chơi nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su.
- Thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ tính đoàn kết.
3.Phòng tránh đuối nước:
- Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.
- Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.
- Không chơi gần ao hồ, sông suối một mình.
- Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ
- Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
- Không tụ tập bơi lội, nhảy cầu….
- Không nên nhảy xuống nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, khi đi bơi nên đi chung với người bơi giỏi, phải mặc áo phao khi bơi và khi đi tàu thuyền, Học bơi phải có người lớn hướng dẫn.
Trên đây là một số kiến thức về phòng chống TNTT để các em có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên một ngôi trường lành mạnh, an toàn cho các em vui chơi, học tập.
Một số hình ảnh tại buổi tuyên truyền
Chúng tôi trên mạng xã hội